Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháp lý. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháp lý. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Thông tư số 16/2010/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2010/NĐ-CP



THÔNG TƯ
Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở
___________________________________________________________
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở như sau:

Trong thông tư có điều 9 quy định cụ thể về quyền công nhận sở hữu nhà ở ( Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho nhà ở riêng lẻ do hộ gia đình và cá nhân xây dựng - Chung cư mini )

Điều 9. Công nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Việc công nhận quyền sở hữu nhà ở cho các tổ chức, cá nhân thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này.

2. Khi đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân thuộc diện quy định tại Điều 43 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP thì ngoài các giấy tờ chứng minh về việc tạo lập nhà ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hộ gia đình, cá nhân còn phải có thêm các giấy tờ theo quy định sau đây:

a) Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 43 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP thì phải có bản sao Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp xây dựng nhà ở phải có Giấy phép xây dựng) và bản sao Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn chịu lực do đơn vị có chức năng cấp theo quy định của pháp luật về xây dựng;

b) Đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho từng căn hộ trong nhà ở riêng lẻ thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều 43 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP thì phải có bản sao Giấy phép xây dựng nhà ở đó (đối với trường hợp xây dựng nhà ở phải có Giấy phép xây dựng) kèm theo các bản vẽ: bản vẽ mặt bằng của từng tầng và bản vẽ mặt bằng của từng căn hộ do chủ nhà tự đo vẽ hoặc thuê tổ chức có chức năng về đo vẽ thực hiện đo vẽ. Trong trường hợp do chủ nhà tự đo vẽ thì cơ quan cấp giấy chứng nhận phải tổ chức kiểm tra về diện tích tối thiểu từng căn hộ, phần diện tích sử dụng chung, diện tích sử dụng riêng theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP.

>>> Download thông tư 16 tại đây

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Pháp lý cho chung cư mini ( Nghị định 71/2010/NĐ - CP ngày 23/6/2010 )

Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Cụ thể trong nghị định có quy định rõ về pháp lý của căn hộ chung cư mini tại Mục 5 - Điều 43 của nghị định như sau:

  MỤC 5. XÂY DỰNG NHÀ Ở RIÊNG LẺ CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
Điều 41
. Yêu cầu về việc xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
1. Hộ gia đình, cá nhân chỉ được xây dựng nhà ở trên diện tích đất đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và không thuộc diện bị cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Trước khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, hộ gia đình, cá nhân phải làm thủ tục để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng nhà ở phải căn cứ vào tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 hoặc quy hoạch điểm dân cư nông thôn đối với khu vực đã có quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện cấp Giấy phép xây dựng nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân theo đúng thời hạn quy định của pháp luật về xây dựng.
Điều 42. Khảo sát, thiết kế và xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
1. Việc khảo sát, thiết kế nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị có tổng diện tích sàn xây dựng từ 250m2 trở lên hoặc cao từ ba tầng trở lên (tính cả tầng hầm) thì phải do các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện thiết kế.
2. Trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị mà có tổng diện tích sàn xây dựng từ 250 m2 trở lên hoặc có chiều cao từ ba tầng trở lên (tính cả tầng hầm) thì hộ gia đình, cá nhân phải thuê nhà thầu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng thực hiện thi công xây dựng.
3. Hộ gia đình, cá nhân phải xây dựng nhà ở theo đúng thiết kế và Giấy phép xây dựng đã được cấp, chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng trong quá trình xây dựng nhà ở và chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở.
Việc xây dựng nhà ở phải bảo đảm an toàn về người và tài sản; trường hợp gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Quản lý chất lƣợng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
1. Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị của hộ gia đình, cá nhân phải bảo đảm yêu cầu kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.
2. Hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị có tổng diện tích sàn xây dựng từ 1.000 m2 trở lên hoặc có chiều cao từ sáu tầng trở lên (tính cả tầng hầm) thì bắt buộc phải có chứng nhận bảo đảm an toàn chịu lực do đơn vị có chức năng cấp theo quy định của pháp luật về xây dựng trước khi đưa vào sử dụng.
3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở tại đô thị từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng có từ hai căn hộ trở lên và mỗi căn hộ được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín (có phòng ở riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng) thì diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ tối thiểu là 30 m2 và phải đáp ứng các quy định về nhà chung cư theo quy định tại Điều 70 của Luật Nhà ở.
4. Đối với nhà ở thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều này mà không có chứng nhận bảo đảm an toàn chịu lực do đơn vị có chức năng cấp; nhà ở có nhiều căn hộ mà không đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này hoặc nhà ở thuộc diện phải xin Giấy phép xây dựng mà không có Giấy phép xây dựng thì không được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó.
5. Đối với nhà ở có đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này mà hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó; hộ gia đình, cá nhân chỉ được bán, cho thuê các căn hộ này sau khi đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với các căn hộ đó. Khi bán căn hộ thì hộ gia đình, cá nhân phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho người mua theo hình thức đất sử dụng chung.
6. Việc quản lý sử dụng nhà ở chung có nhiều chủ sở hữu hoặc có nhiều hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng được thực hiện theo quy định về quản lý sử dụng nhà ở chung tại đô thị.
Download nghị định 71 tại đây

Site Search